Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Truyện cổ tích: Nghìn lẻ một đêm

Truyện cổ tích: Nghìn lẻ một đêm là tập truyện dân gian đồ sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập, có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các hoàng đế Arap cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, được lưu truyền rộng rãi ở Iran, Iraq, Ai Cập, Ethiopia,… sau đó phổ biến khắp Trung Đông. Không thể xác định được ai là tác giả của những truyện được kể trong Nghìn lẻ một đêm, vì đây chỉ là sự góp nhặt của những truyện tình, truyện phiêu lưu hay truyện thần thoại hy lạp mà nhiều người truyền tụng, được nhiều người kể chuyện trau truốt, tuyển lựa những cốt truyện hấp dẫn nhất và truyền bá qua nhiều thế kỷ trong dân gian. Rất có thể vào năm 1450, một nhà kể chuyện chuyên nghiệp xứ Ba Tư đã chép lại những truyện này và sắp đặt dưới hình thức mà chúng ta thấy ngày nay. Cuốn truyện lần đầu tiên được công bố ở châu Âu trong những năm 1704-1709 qua bản dịch tiếng Pháp 12 tập của học giả Antoine Galland. Chính nhờ bản dịch này mà bộ truyện nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng phổ biến khắp thế giới, làm say mê không biết bao nhiêu thế hệ.
Tóm tắt
Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahriyar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên “ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc” (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Shahriyar. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng.
Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn, sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai.

nang Sheherazade
Ý nghĩa
Cũng như truyện dân gian của các nước khác, những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này thể hiện qua những truyện nổi tiếng nhất của tập truyện, chẳng hạn truyện Aladdin và cây đèn thần kể về chàng trai Aladdin, con của một người thợ may Trung Hoa. Bị một con phù thủy dẫn xuống hang ngầm, tại đây chàng tìm thấy một cây đèn, trong đó có nhốt vị thần có thể biến mọi ước mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa Badroulboudour. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, phù thủy,… thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc hành trình trên mặt biển của thủy thủ Sinbad là một ví dụ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chàng Sinbad lên một hòn đảo nhưng thực chất là một con cá khổng lồ, lạc đến một thung lũng đầy đá quý và chàng đã mưu trí trốn ra được, đâm mù mắt gã khổng lồ ăn thịt người và giết chết chúa tể của biển cả. Truyện Ali Baba và 40 tên cướp ca ngợi tài trí thông minh và dũng cảm của cô gái Morgiana đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba khỏi những tên cướp. Câu chuyện Người câu cá với vị thần kể về một ngư phủ vớt chiếc lọ có nhốt một vị thần, nhờ tài trí mà gã ta đã khiến vị thần khuất phục và trung thành phục vụ cho mình. Với sự giúp đỡ của vị thần, gã đã cứu hoàng tử khỏi pháp thuật và được tưởng thưởng xứng đáng.
Với hàng trăm câu chuyện hoàn chỉnh, bao gồm truyện lịch sử, truyện tình, bi kịch, hài kịch, thơ, truyện hài và truyền thuyết Hồi giáo cấu thành tác phẩm, Nghìn lẻ một đêm có một giá trị hết sức to lớn trong việc phản ánh một thế giới muôn mặt trong đời sống hiện thực xã hội Arap thời Trung cổ, thông qua một óc tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ, nhân vật đủ mọi loại vẻ, với những khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn luôn thay đổi. Về nghệ thuật, Nghìn lẻ một đêm hết sức hoàn chỉnh về kết cấu, bất ngờ trong việc dẫn dắt mạch truyện, phức tạp mà rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù có một số truyện qua tay nhiều người, được nhiều thế hệ ghi chép nên đã ít nhiều bị pha tạp hoặc bị hiện đại hóa. Với giá trị về nhiều mặt như vậy, từ khi ra đời đến nay, Nghìn lẻ một đêm đã trở thành tài sản văn hóa chung của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc từ Đông sang Tây. Nhiều người đã dùng những câu chuyện trong tác phẩm để làm đề tài sáng tác cho những hình thức nghệ thuật khác như phim, kịch, vũ ba-lê, ca vũ kịch,…

Truyện cổ tích: Nghìn lẻ một đêm tại chuyên mục Truyện Cổ Tích trên website: doctruyen24h.mobi

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Truyện cổ tích thế giới: Sự tích ba lá bùa

 Truyện cổ tích thế giới: Sự tích ba lá bùa

Ngày xửa ngày xưa, có một chú tiểu nọ sống ở một ngôi chùa trên núi. Chú tiểu rất tinh nghịch và thường hay bày trò phá bỉnh. Cậu rất không vâng lời và hay gây rắc rối cho sư phụ như việc đuổi theo những chú thỏ làm chúng chạy loạn xạ khắp nơi.
Vào một ngày mùa thu, khi những chiếc lá đã khoát lên mình bộ quần áo mới, chú tiểu nhỏ thấy cây dẻ trên núi đã bắt đầu đơm trái. Những hạt dẻ trông thật là ngon. Chú bèn xin với sư phụ:
“Sư phụ, con muốn ăn những hạt dẻ ở ngọn núi đằng kia. Con có thể đi và hái về một ít không?”
Sanmai-Ofuda
“Không được, người ta nói có một mụ phù thủy đang sống trên đó. Con sẽ bị bà ta ăn thịt mất.” – sư phụ đáp.
“Ôi, chắc gì đó là sự thật hả sư phụ. Con tin chắc là do ai đó thêu dệt nên thôi. Làm ơn cho con đi đi mà sư phụ” – chú tiểu nài nỉ.
Nhà sư nhìn chú tiểu và lắc đầu ngao ngán, bởi ông biết là dù gì đi nữa nó cũng sẽ ko nghe lời ông. Nhà sư thầm nghĩ “Nên để cho một đứa trẻ nghịch ngợm này biết sợ một lần” và quay sang chú tiểu, ông nói: “Được rồi, ta sẽ cho con đi. Nhưng nếu con gặp phải mụ phù thủy, hãy sử dụng chúng”. Nhà sư nói và trao cho chú tiểu ba lá bùa may mắn. Chú tiểu nhận lấy và ngay lập tức đi thẳng lên núi.
Lên đến núi, ở đó có rất nhiều hạt dẻ đã chín, quả đúng như cậu nghĩ. Chú tiểu mải mê nhặt những trái chín mà quên cả thời gian, không để í là mặt trời đã xuống núi từ bao giờ, đến lúc nhận ra thì xung quanh đã bị bao trùm bởi bóng tối. Cậu bắt đầu lo lắng: “Buổi tối ở đây đáng sợ quá… Lỡ có mụ phù thủy thiệt thì biết phải làm sao…” Vừa nghĩ đến đó thì bất chợt từ đằng sau, một giọng nói vang lên:
“Ồ ồ, chào cậu bé”
Nghĩ là mụ phù thủy, chú tiểu sợ hãi vừa nhảy vừa la hét. Nhưng khi quay lại cậu lại thấy một bà lão trông rất chi là phúc hậu. Bà lão nói:
“Cháu đang nhặt hạt dẻ à. Sao cháu không cùng ta về nhà, ta sẽ nấu cho cháu ăn”
Vừa mừng lại vừa đói, chú tiểu theo bà lão về nhà. Cậu ăn hạt dẻ đến no căng cả bụng và bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, hai mắt lim dim rồi ngủ lúc nào không hay. Đến nửa đêm thì chú tiểu giật mình thức dậy nhưng không thấy bà lão đâu cả. Cậu nghe thấy có những tiếng động lạ phát ra từ phòng bên cạnh. Tò mò, cậu ghé mắt nhìn trộm thì thấy một mụ phù thủy thật đáng sợ đang mài những con dao sắc nhọn.
“Aaaaaaaaaaaaaaaá” – cậu bé thét lên sợ hãi.
Mụ phù thủy bước ra, trừng mắt về phía cậu.
“Ngươi đã thấy rồi sao nhóc?” – mụ phù thủy nói – “Phải, ta chính là phù thủy của ngọn núi này. Và bây giờ ta sẽ ăn thịt nhà ngươi” – mụ vừa dứt câu thì lập tức với tay cố tóm lấy chú tiểu.
Hoảng hốt, chú tiểu lắp bắp nói: “Khoan khoan… trước tiên… cho cháu đi giải quyết nỗi buồn cái đã, không thì sẽ ướt cả ra đây đó”
“Được thôi, ta cho phép. Nhưng ta phải trói ngươi lại rồi đi theo để phòng ngươi bỏ trốn”
Chú tiểu bị trói, bước vào nhà xí. Mụ phù thủy thì đứng canh ở ngoài.
“Xong chưa? Làm gì mà lâu dữ bây” – đợi lâu, mụ phù thủy cáu.
“Đợi tí, cháu sắp xong rồi!” – chú tiểu nói với ra, nhưng cậu biết không thể tiếp tục câu giờ mãi được. “Phải làm sao bây giờ” – cậu thầm nghĩ “A, phải rồi, mình sẽ sử dụng mấy lá bùa mà sư phụ cho”. Cậu bé rút một lá bùa và nói: “Bùa ơi bùa, hãy giả làm ta để trả lời mụ phù thủy nghen”. Và cậu trèo theo đường cửa sổ, trốn ra ngoài rồi chạy về hướng ngôi chùa.
“Nhóc con, xong chưa vậy? Ngươi lề mề quá” – mụ phù thủy vẫn quát tháo bên ngoài vì tưởng rằng cậu bé vẫn ở trong kia.
Bên trong vọng ra tiếng trả lời: “Sắp xong rồi, chờ cháu một xíu nữa thui”
Nhưng rồi mụ phù thủy bắt đầu nghi ngờ, vì không cần biết mụ hỏi gì nhưng câu trả lời của cậu bé vẫn y chang nhau. Mụ tung cửa xông vào và quả nhiên cậu bé đã biến mất.
“Đồ… Dám lừa bà. Bà sẽ cho mày biết tay” . Nói rồi mụ phù thủy giận dữ đuổi theo cậu bé.
“Cố lên, sắp về tới rồi” – chú tiểu vừa chạy vừa không ngừng tự trấn an mình. Nhưng đến khi quay đầu lại, cậu thấy mụ phù thủy đã đuổi đến sau lưng.
“Đứng lại đó nhóc con, không thì ta xơi tái ngươi ngay lập tức” – mụ phù thủy lúc này nhìn còn đáng sợ hơn trước. truyện cổ tích
“Tiêu rồi, nếu mụ ta mà bắt được mình thì chết chắc” – chú tiểu rút tiếp lá bùa thứ hai và ra lệnh “Bùa ơi bùa, hãy biến thành dòng sông ngăn mụ phù thủy lại!”
Cậu bé vừa dứt lời thì một con sông lớn hiện ra, nuốt chửng mụ phù thủy.
“Chết đuối chắc lun nà” – chú tiểu vui mừng nghĩ nhưng không ngờ, mụ phù thủy với phép thuật ghê gớm đã một hơi uống cạn nước dòng sông và rồi lại đuổi theo chú tiểu.
“Thôi chết” – chú tiểu rút lá bùa cuối cùng – “Bùa ơi bùa, hãy biến thành biển lửa ngăn mụ phù thủy lại”.
Liền sau đó, một biển lửa bừng bừng xuất hiện bao vây lấy mụ phù thủy độc ác. Nhưng không ngờ, mụ phù thủy rùng mình một cái và phun hết số nước mà mụ vừa uống vào khi nãy, dập tắt biển lửa trong nháy mắt.
“Thế là hết. Bà ta sẽ tóm được mình mất thôi” – chú tiểu nghĩ, nhưng may làm sao ngay lúc ấy cậu đã vào được trong chùa. cổ tích
“Sư phụ ơi, cứu con với. Mụ phù thủy đuổi đến đây rồi. Mụ ta đang ở ngoài cửa kia kìa”
Trong khi chú tiểu hốt hoảng bao nhiêu thì nhà sư lại thản nhiên bấy nhiêu:
“Vậy là con đã gặp được mụ phù thủy rồi đúng không? Con đã được một bài học rồi đó”
Chú tiểu lúc này mới nhận ra được lỗi lầm của mình và cầu xin sư phụ tha lỗi:
“Con xin lỗi sư phụ, từ bây giờ con hứa sẽ ngoan ngoãn và nghe lời sư phụ”
Thấy đệ tử đã biết sai, nhà sư gật đầu rồi bảo cậu trốn vào trong một chum lớn phía sau. Vừa lúc đó thì mụ phù thủy tung cửa bước vào:
“Này lão hòa thượng, có thấy một thằng nhóc vừa chạy vào đây không? Lập tức mang nó ra đây nhanh!”
Nhà sư vẫn thản nhiên: “Ồ, thí chủ đang nói gì thế? Bần tăng ngồi đây ăn bánh gạo từ nãy giờ, có thấy thằng bé nào đâu?”
Mù phù thủy tức giận quát lên:
“Ngươi đừng có mà làm bộ làm tịch. Ta sẽ nuốt chửng ngươi nếu còn không chịu giao thằng nhóc ra.”
“Thôi được” – nhà sư ôn tồn nói – “Nhưng trước đó, hãy thi xem trong chúng ta, ai có thể biến thành nhiều hình dạng hơn. Nếu thí chủ thắng, bần tăng sẽ làm theo như í thí chủ. Còn bây giờ, thí chủ có thể biến thành thứ mà bần tăng đề nghị không?” – nhà sư thách thức.
“Thật là nực cười!” – mụ phù thủy trả lời đầy tự tin – “Ta có thể biến thành tất cả mọi thứ! Cứ việc nói những gì ngươi muốn!”
Nhìn vẻ kiêu ngạo của mụ phù thủy, nhà sư từ tốn nói: “Thí chủ có thể biến thành cao lớn, đụng được đến trần nhà không?”
Nhà sư vừa dứt câu, mụ phù thủy liền biến một cái, người cao lớn chạm đến trần nhà chẳng khó khăn gì.
“Nhưng bần tăng cược là thí chủ ko thể biến mình to lớn như quả núi kia được”
“Chuyện nhỏ như con thỏ” – mụ phù thủy trả lời và lập tức biến thành to lớn như quả núi.
Nhà sư gật gù thán phục rồi nói tiếp: “Thí chủ quả là tài giỏi, có thể biến to như quả núi được. Nhưng, thí chủ có thể biến nhỏ như hạt đậu được ko?”
Mụ phù thủy cười ngạo nghễ: “Đơn giản vậy thôi sao? Ngươi xem đây!”. Nói rồi mụ biến nhỏ thành hạt đậu thật, còn nhỏ hơn cả ngón tay út của nhà sư nữa.
“Ồ, thật tuyệt vời. Còn bây giờ đến lượt bần tăng” – nhà sư nói rồi bất ngờ bốc hạt đậu – mụ phù thủy – nhét vào giữa cái bánh gạo rồi ùm một phát và nuốt luôn vào trong bụng.
Thế là từ đó, ngọn núi trở nên yên bình xinh đẹp hơn vì không còn bóng dáng mụ phù thủy. Chú tiểu nhỏ cũng trở nên chăm ngoan hơn và nhất nhất nghe theo lời sư phụ.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Truyện cổ tích Việt Nam: Lộc Giác Chân Nhân

Truyện cổ tích Việt Nam: Lôc Giác Chân Nhân

Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiếu thảo. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.
tieu-phu
Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: “Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được”. Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.
Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. Một hôm, ông lão lại hiện ra, ngỏ lời khen lòng hiếu thảo của anh, rồi truyền cho anh các phép đạo thần tiên. Anh học thuộc lòng, không nói cho ai hay biết. Sau khi mẹ già qua đời, anh liền bỏ đi lên núi biền biệt, không trở về nhà nữa.
Sau đó khá lâu, một hôm, có một người con của ông tiều phu vào núi lấy củi. Anh bỗng gặp một con nai nói được tiếng người. Nai bảo: “Cha đây. Cha đã hoá thành nai rồi, không thể trở lại lốt người được nữa. Cha cho con cái gạc (sừng) đây, con hãy buộc dây mà kéo về. Đến chỗ nào mà gạc vướng, không đi được nữa, thì con hãy lấy chỗ đất ấy mà khai khẩn làm ăn, về sau sẽ khá”.
Nói xong, con nai húc đầu vào thân cây cho rụng gạc ra. Rồi nai biến mất vào rừng sâu. Người con trai vâng lời, làm theo nai dặn. Quả nhiên, về sau được sung túc. Người đời khi biết chuyện, đã gọi người tiều phu hoá nai là Lộc Giác Chân Nhân, cho rằng ông đã tu luyện được thành tiên.

Lộc Giác Chân Nhân tại chuyên mục Truyện Cổ Tích trên website: doctruyen24h.mobi